Bị hẹp bao quy đầu có quan hệ được không?

Bác sĩ làm ơn cho tôi hỏi mắc bệnh hẹp bao quy đầu có quan hệ được không? Tôi năm nay 20 tuổi, bị hẹp bao quy đầu, gần đây mới có bạn gái. Bạn gái của tôi đã nhiều lần gợi ý chuyện ấy, tôi cũng rất muốn nhưng lại e ngại vì mình bị hẹp bao quy đầu, sợ rằng không thể quan hệ. Tôi rất mong sẽ nhận được sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ. Xin cảm ơn! (bạn Nguyễn Văn Tú, Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội).

Theo các chuyên gia nam khoa cho biết, hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp bao da quy đầu luôn dính chặt lấy quy đầu dương vật ngay cả khi cương cứng, bình thường hay vệ sinh. Hẹp bao quy đầu có thể gây ra những ảnh hưởng định tới khả năng sinh sản, quan hệ tình dục của nam giới, đó là: ngăn chặn sự phát triển của dương vật (khiến cho dương vật, ngắn nhỏ), xuất tinh sớm, các bệnh viêm nhiễm nam khoa, ung thư dương vật dẫn tới vô sinh…

Bao quy đầu hẹp có quan hệ được không?

Bao quy đầu hẹp có quan hệ được không?

Vậy, bị hẹp bao quy đầu có quan hệ được không?

Bệnh hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý nghiêm trọng gì, các bạn vẫn có thể quan hệ, nhưng chất lượng tình dục và khả năng tình dục sẽ không được như bình thường, bị suy giảm đáng kể.

Bao quy đầu hẹp có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu tới khả năng và chất lượng quan hệ tình dục như sau: tăng nguy cơ mắc bệnh xuất tinh sớm; đau dương vật khi cương cứng (do bao quy đầu không tụt xuống khỏi quy đầu); cảm giác đau rát khi quan hệ (lớp bao da bị rách khi quan hệ); và tăng nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

Vì vậy, tốt các bạn nên đến cơ sở y tế có uy tín và chất lượng tốt để giải quyết tình trạng hẹp bao quy đầu. Hiện nay, nền Y học tiên tiến đã cho ra đời rất nhiều cách chữa bệnh hẹp bao quy đầu tùy thuộc vào độ tuổi mắc bệnh và mức độ nặng nhẹ của bệnh, đó là: chữa bằng thuốc; chữa bằng nong quy đầu; và chữa bằng phẫu thuật (cắt bao quy đầu bằng laser, cắt bao quy đầu theo công nghệ ).

Bạn Nguyễn Văn Tú thân mến! Tuy hẹp bao quy đầu vẫn quan hệ tình dục được nhưng sẽ làm suy giảm khoái cảm khi yêu. Hơn nữa còn tăng nguy cơ viêm nhiễm dương vật. Như trường hợp của bạn mắc bệnh bao quy đầu khi ở độ tuổi trưởng thành (20 tuổi) thì bắt buộc phải tiến hành tiểu phẫu cắt bao quy đầu thì mới giải quyết được tận gốc bệnh. Còn tiến hành cắt bao quy đầu bằng laser hay theo công nghệ thì tùy thuộc vào khả năng tài chính và nguyện vọng của bạn.