Nhiều bậc phụ huynh khi nghe đến hiện tượng đau tinh hoàn ở trẻ em thường tỏ ra nghi ngại. Đại bộ phận phụ huynh cho rằng đau tinh hoàn chỉ có thể xảy ra ở người lớn do người lớn đã có quan hệ tình dục. Trên thực tế không phải vậy, trẻ em cũng có khả năng cao bị đau tinh hoàn do các nguyên nhân như xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn. Các bệnh lý này đều có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của các bé sau này. Chính vì vậy mà các phụ huynh không nên coi thường tình trạng đau tinh hoàn ở trẻ nhỏ!
Đau tinh hoàn ở trẻ nhỏ là như thế nào?
Đau tinh hoàn ở trẻ em là hiện tượng gì?
Đau tinh hoàn ở trẻ em thường có các biểu hiện như sưng đau, tấy đỏ ở vùng bìu. Tùy vào từng nguyên nhân đau tinh hoàn mà biểu hiện của bệnh có thể nặng và có thêm những dấu hiệu khác theo từng giai đoạn.
Trẻ bị đau tinh hoàn do xoắn tinh hoàn
Các bệnh lý có thể khiến trẻ bị đau tinh hoàn là xoắn tinh hoàn, viêm tinh hoàn và viêm mào tinh hoàn. Trong đó thì xoắn tinh hoàn là bệnh nguy hiểm . Nếu trẻ không được tháo xoắn trong vòng 6 giờ sẽ phải cắt bỏ tinh hoàn vĩnh viễn. Và nguy hiểm hơn là ở những trẻ đã bị xoắn tinh hoàn một bên thì bên còn lại cũng có nguy cơ cao sẽ bị xoắn. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh cần lưu ý tới triệu chứng của bệnh như: Đau thường khởi phát vào ban đêm và thường đau một bên, có thể lan lên bẹn và hông lưng. Một vài trường hợp trẻ có thể buồn nôn, nôn và tiểu khó.
Đau có thể tăng lên khi vận động nên trẻ thường nằm yên trên giường. Đau không giảm khi nghỉ ngơi và ngay khi ngủ. Dễ nhầm xoắn tinh hoàn với thoát vị bẹn vì bệnh lý này cũng khiến tinh hoàn sưng to. Vì vậy, khi thấy tinh hoàn của trẻ có những biểu hiện bất thường như hơi tấy đỏ, sờ vào thấy hơi đau đau thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay.
Nguyên nhân là viêm mào tinh hoàn
Thường bệnh nhân đã có viêm niệu đạo hoặc tuyến tiền liệt cũ, nay xuất hiện cơn đau ở một bên bìu lan theo dọc thừng tinh lên vùng hạ vị. Bìu sưng to, lớp da bìu đỏ rực chỉ trong vòng 3 – 4 giờ, sờ vào thấy rất đau. Mào tinh hoàn to và rắn nhưng vẫn phân biệt được với tinh hoàn. Ranh giới sẽ mất đi và chỉ còn lại một khối phồng to nóng ran và đau. Nắn thừng tinh thấy sưng lên và có thể xuất hiện tràn dịch màng tinh hoàn, nếu thăm trực tràng thấy tuyến tiền liệt bị đau. Toàn thân có biểu hiện sốt cao lên tới 39 – 40 độ C hoặc hơn, có khi kèm theo rét run. Để được chẩn đoán và điều trị đau tinh hoàn hiệu quả thì bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế chuyên về tiết niệu.
Viêm mào tinh làm trẻ em bị đau tinh hoàn
Đối với nguyên nhân là viêm tinh hoàn thì bệnh nhân sẽ có biểu hiện: Vùng bẹn, bìu bị đau, sưng to và tấy đỏ, sốt cao, ớn lạnh, má sưng đỏ và đau, tiểu buốt, tiểu đau, khóc khi đi tiểu,…Các bác sĩ khuyên cáo các bậc phụ huynh khi thấy trẻ có những dấu hiệu này thì nên đưa trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt, tránh để bệnh lây nhiễm qua bộ phận khác như mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn hay thoát vị bẹn phải cắt bỏ tinh hoàn hoặc cơ quan bị nghẹt trong bìu như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe sinh sản của trẻ sau này, có khả năng dẫn đến vô sinh.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến đau tinh hoàn ở trẻ em. Do có những trường hợp các bé bị khia chưa biết nói nên các bậc phụ huynh càn hết sức chú ý tới những biểu hiện bất thường ở vùng bìu của trẻ và nên đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế gần để được khám và điều trị kịp thời. Mọi thắc mắc về tình trạng đau tinh hoàn ở trẻ có thể liên lạc với các chuyên gia của phòng khám chúng tôi theo 2 cách gọi điện thoại tới số 0325.780.327 hoặc lựa chọn chuyên mục “Bác sĩ chuyên khoa tư vấn” trên website để được hỗ trợ. Phòng khám đa khoa Thái Hà của chúng tôi làm việc tất cả các ngày trong tuần bao gồm cả ngày nghỉ lễ.
Quay về trang chủ: http://khamnamkhoathaiha.com