Bệnh giang mai ở nữ giới: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị

Bệnh giang mai ở nữ giới (phụ nữ) có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe chị em, đe dọa đến tính mạng thai phụ và thai nhi. Hãy cùng Nguyễn Phương Thảo tìm hiểu về bệnh giang mai ở phụ nữ ngay sau đây. Bệnh giang mai ở nữ giới do xoắn khuẩn giang mai (Treponema pallidum) gây ra. Vi khuẩn có tốc độ sinh sản nhanh và phân chia mỗi 15 phút một lần.

Giang mai có tốc độ lây lan nhanh, tập trung chủ yếu ở cả nam và nữ trong độ tuổi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, giang mai có thể đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của thai nhi và thai phụ nên giang mai ở nữ giới rất nguy hiểm.

Bệnh giang mai ở nữ giới

Nguyên nhân gây bệnh giang mai ở nữ giới

Các con đường lây truyền gây ra giang mai ở nữ giới bao gồm:

  • Quan hệ tình dục không an toàn:
  • Quan hệ tình dục với người mắc bệnh giang mai là nguyên nhân chính gây ra giang mai ở nữ giới.
  • Chị em quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ đồng tính hoặc lưỡng tính, hoặc quan hệ với bạn tình không chung thủy có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao .
  • Sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ mắc giang mai cho nữ giới. Tuy nhiên, giang mai ở nữ vẫn có thể lây lan qua các vùng da không được bao cao su bảo vệ.
  • Lây truyền giang mai gián tiếp
  • Dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, bàn chải đánh răng, dao cạo râu, khăn mặt và khăn tắm … với người bệnh giang mai cũng có thể là nguyên nhân gây nên bệnh giang mai ở phụ nữ.
  • Ngoài ra, giang mai cũng có thể lây lan qua việc tiếp xúc trực tiếp với các vết thương hở chứa xoắn khuẩn giang mai.

Triệu chứng bệnh giang mai ở nữ giới qua từng giai đoạn

Giang mai phát triển qua 3 giai đoạn chính: Giang mai giai đoạn 1, giang mai giai đoạn 2, giang mai giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn cuối của giang mai.

Triệu chứng giang mai ở nữ giai đoạn 1

  • Sau từ 3 ngày đến 90 ngày ủ bệnh, chị em sẽ xuất hiện các săng giang mai với kích thước từ 1-3cm, bề mặt nhẵn, bờ liền, màu đỏ hồng, không đau hoặc ngứa, không chảy nước…
  • Săng giang mai tập trung ở bộ phận sinh dục của nữ giới, cụ thể là hai môi lớn bé, âm đạo, cổ tử cung, tử cung, hậu môn của nữ giới.
  • Các săng giang mai xuất hiện sau từ 3-6 tuần và tự động biến mất làm chị em nhầm tưởng chỉ là các vấn đề ngoài da thông thường. Tuy nhiên, lúc này bệnh giang mai ở phụ nữ đã bước vào giai đoạn phát triển mới.

Biểu hiện bệnh giang mai ở nữ giới giai đoạn 2

  • Các tổn thương giang mai ở giai đoạn hai rất đa dạng, chúng có thể là:
  • Các vết ban đối xứng, màu hồng hoặc đỏ hồng, nổi lên trên bề mặt da và biến mất khi ấn vào.
  • Nốt phỏng nước
  • Mảng sẩn
  • Vết loét…

Tổn thương giang mai tập trung trên khắp cơ thể bệnh nhân, bao gồm cả ngực, hai lòng bàn tay và chân, bụng… Tuy nhiên, cũng như săng giang mai giai đoạn 1, các ban giang mai giai đoạn 2 xuất hiện không đổi trong từ 3-6 tuần rồi tự động biến mất mà không cần điều trị.

Giang mai ở nữ giai đoạn tiềm ẩn

Về cơ bản, bệnh nhân không có bất cứ dấu hiệu, triệu chứng nào của giang mai giai đoạn tiềm ẩn.

Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện lại một số triệu chứng giang mai giai đoạn hai (trường hợp này được coi là tiềm ẩn muộn).

Thời gian tiềm ẩn có thể kéo dài từ 1-3 năm, xoắn khuẩn giang mai trong giai đoạn này đã ăn sâu vào máu và không gây nên các tổn thương ngoài da nên ít bị lây lan.

Bệnh giang mai ở nữ giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, giang mai không còn khả năng lây lan nhưng có thể gây ra những tác hại trầm trọng cho bệnh nhân với các biểu hiện như:

Củ giang mai: Màu đỏ mận hoặc hơi tím, kích thước bằng hạt ngô, hình khối rõ ràng. Củ giang mai có xu hướng hoại tử dần, dẫn đến lở loét hoặc hoại tử teo, có thể đe dọa đến tính mạng chị em nếu xuất hiện tại các vị trí quan trọng.

Giang mai thần kinh: Gây ra viêm màng não, viêm mạch máu não, bệnh nhân bị động kinh, đột quỵ, cơ thể suy nhược…

Giang mai tim mạch: Gây phình mạch, đe dọa nguy cơ vỡ mạch và tử vong cho bệnh nhân.

Cách điều trị bệnh giang mai ở nữ giới hiệu quả

Với sự phát triển của y học hiện đại, tại phòng khám Thái Hà đã áp dụng phương pháp điều trị bệnh giang mai bằng liệu pháp cân bằng tự kích hoạt miễn dịch tế bào.

So với phương pháp thông thường, phương pháp này mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như:

  • Chẩn đoán chính xác: Bác sĩ sẽ soi dịch tìm kiếm xoắn khuẩn giang mai hoặc xét nghiệm huyết thanh miễn dịch để chẩn đoán giang mai.
  • Điều trị toàn diện: Điều trị thuốc từ bên trong kết hợp với điều trị triệu chứng bên ngoài để đạt hiệu quả nhanh chóng .
  • Điều trị sâu: Sử dụng sóng ngắn giúp phục hồi những tổn thương giang mai, khống chế và tiêu diệt mầm bệnh.
  • Phục hồi sau điều trị: Sử dụng thuốc để tăng cường thể lực và sức đề kháng của cơ thể, củng cố hiệu quả điều trị.

Cùng với  công nghệ mới thời gian điêu trị bệnh giang mai đã được rút ngắn đáng kể, giảm thiểu nguy cơ tái phát. Chi phí khám chữa bệnh giang mai cũng được giảm xuống mức tối đa.

Nữ giới nên ý thức phòng bệnh giang mai cho mình: 

  • Quan hệ tình dục an toàn: không nên quan hệ tình dục với nhiều bạn tình, sử dụng bao cao su khi quan hệ với người lạ người có biểu hiện mắc bệnh giang mai.
  • Nếu phát hiện chồng hoặc bạn trai có biểu hiện mắc bệnh giang mai, chị em tuyệt đối không nên sử dụng chung dụng cụ sinh hoạt với người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ về bệnh giang mai ở nữ giới. Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao hơn nam giới rất nhiều, chị em lại thường có tâm lý e ngại không dám đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở âm vật nên khi thực hiện điều trị bệnh thường đã chuyển sang giai đoạn nặng và khó chữa hơn. Chúng tôi hy vọng rằng nữ giới sẽ gạt bỏ được tâm lý xấu hổ, tự ti để điều trị dứt điểm bệnh.