Bệnh trĩ có lây không lây qua đường nào trên cơ thể?

Bệnh trĩ có lây không, lây qua đường nào trên cơ thể là thắc mắc của cháu Lê Mai Loan (15 tuổi, Mễ Trì, Hà Nội):

“Thưa bác sĩ! Mẹ và chị cháu vừa đi khám tổng quát ở viện về thì cả hai đều được kết luận là bị bệnh trĩ. Chị cháu mới chỉ bị trĩ nội độ 1,2 nhưng mẹ thì bị trĩ ngoại nặng và phải cắt trĩ. Vậy mong bác sĩ tư vấn cho cháu biết là bị bệnh trĩ có lây không? Liệu cháu có phải phòng bị gì không? Cháu xin cảm ơn.”

Bệnh trĩ có lây không

Bệnh trĩ có lây không

Chào cháu! Bệnh trĩ là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng nó gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống, làm ảnh hưởng đến hiệu quả học tập và làm việc.

Để biết được bệnh trĩ có lây không và lây qua đường nào trên cơ thể, bác sĩ phòng khám sẽ tư vấn cho cháu những thông tin về nguyên nhân bệnh trĩ như sau:

cắt trĩ ngoại bao nhiêu tiền

chi phí mổ trĩ ngoại

mổ trĩ bao nhiêu tiền

Nguyên nhân hình thành bệnh trĩ

Do chế độ ăn uống: Ăn ít rau xanh, uống ít nước, ăn nhiều đồ ăn cay nóng… dẫn đến tiêu chảy, táo bón. Bệnh nhân khó khăn khi đi đại tiện, thường phải rặn mỗi khi đi, khiến búi trĩ lòi ra.

Do thói quen không tốt dẫn đến: Đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, ít vận động, thường xuyên mang vác vật nặng…

Mắc các bệnh về đường tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, kiết kỵ, táo bón… khiến cơ vòng hậu môn hoạt động quá mức, dẫn đến bệnh trĩ.

Bệnh trĩ tập trung ở một số đối tượng đặc thù như người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… có hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị suy yếu.

Bệnh không phải là do một loại vi trùng hay vi rút nào gây ra nên không có khả năng lây truyền. Bệnh càng không có khả năng lây nhiễm sang người khác khi mặc chung quần áo, sử dụng chung vật dụng cá nhân… nên cháu không phải phòng bị gì hết.

Thường thì các thành viên trong một gia đình cùng mắc bệnh trĩ như nhau là do họ có cùng chế độ sinh hoạt và ăn uống giống nhau. Đây có thể là nguyên nhân mà mẹ và chị cháu đều bị bệnh. Nếu cháu cũng có chế độ ăn uống không khoa học và thói quen sinh hoạt không tốt như trên thì khả năng mắc bệnh cũng rất lớn.

Mai Loan thân mến! Hy vọng những thông tin trên có thể giúp cháu hiểu được nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ là do các thành tĩnh mạch hậu môn phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài, chúng bị co giãn quá mức, sa xuống và tạo thành các búi trĩ.

Phòng tránh bệnh trĩ như thế nào?

Trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp với việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học và luyện tập thể dục thể thao đều đặn.

Lời khuyên để phòng ngừa bệnh trĩ dành cho cháu Mai Loan như sau:

Tăng cường ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh và các loại trái cây;

Hạn chế ăn đồ chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng;

Tránh xa bia, rượu, đồ uống có gas, đồ uống có cồn;

Dành ít 30 phút mỗi giờ để vân động;

Nên đại tiện vào một giờ cố định trong ngày, tốt là vào buổi sáng, không ngồi lâu và hạn chế rặn khi đi đại tiện;

Giữ vệ sinh hậu môn sạch sẽ, là sau mỗi lần đi đại tiện.

Bài viết liên quan: