Bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì hiệu quả (các loại thực phẩm hỗ trợ)

Bệnh trĩ hình thành do đám rối tĩnh mạch ở vùng cuối trực tràng, hậu môn bị phình, giãn quá mức. Nguyên nhân gây nên trĩ thì nhiều nhưng chủ yếu là do nóng trong, táo bón mà thành. Có thể nói, đối với bệnh nhân bệnh trĩ thì thói quen ăn uống là một trong những nguyên nhân chính gây nên bệnh. Vậy bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng ăn gì hiệu quả?

phòng khám trĩ tại hà nội

khám trĩ ở đâu

Bệnh nhân bị trĩ nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng quyết định đến tình trạng bệnh cũng như kết quả điều trị bệnh trĩ, đặc biệt là bệnh trĩ nội. Theo đó, bệnh nhân trĩ nội có chế độ ăn uống phù hợp, khoa học thì những triệu chứng bệnh trĩ khó chịu của bệnh sẽ thuyên giảm.

Bệnh trĩ nội nên ăn gì

Các loại thực phẩm tốt cho người bị trĩ nội

Uống nhiều nước:Theo các chuyên gia, nước có tác dụng làm mềm phân, giúp củng cố các thành tĩnh mạch, giảm đau sưng do các búi trĩ gây ra. Một ngày bạn nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm nước giải khát, nước lọc, đặc biệt là nước trái cây như nước ép rau má, nước rau diếp cá…

Ăn nhiều chất xơ:Chất xơ tham gia trữ nước đáng kể trong ruột, có lợi cho hệ tiêu hóa, làm phân mềm ra và dễ dàng hơn trong quá trình di chuyển nên rất có lợi cho bệnh nhân trĩ. Chất xơ có nhiều trong rau củ quả và các loại trái cây, đậu phụ và các loại ngũ cốc.

Ăn nhiều chất sắt:Bệnh nhân trĩ giai đoạn nặng máu có thể phun thành tia hoặc chảy thành dòng, dễ dẫn đến thiếu máu. Vì vậy chế độ ăn cho bệnh nhân trĩ cần bổ sung thêm các thực phẩm có nhiều chất sắt. Chất sắt có nhiều trong gan, cá ngừ, mận, nho khô, các loại hạt như hạt hướng dương, hạt điều, mè, khoai tây, rau bó xôi, dưa đỏ, rau cần và mộc nhĩ…

Thực phẩm chứa nhiều magie:Magie là một chất khoáng rất cần thiết cho các hoạt động trong cơ thể, thực phẩm chứa magie còn có tác dụng nhuận tràng, trị chứng táo bón rất tốt. Bệnh nhân trĩ nên ăn thực phẩm giàu magie có trong hạt điều, đậu nành, nho khô không hạt, bột yến mạch, quả bơ …

Ăn các thực phẩm nhuận tràng khác:Các thực phẩm nhuận tràng rất tốt cho hệ tiêu hóa, thường được khuyến khích đối với người bị bệnh trĩ. Chúng bao gồm: Rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá, rau dền, chuối, củ khoai lang, măng, mật ong…  Bệnh nhân có thể ăn kèm chúng sau mỗi bữa ăn, ăn thêm vào các bữa ăn phụ, hoặc dùng nấu canh ăn trong các bữa cơm (rau lang, mồng tơi, rau dền…)

Bệnh trĩ ngoại nên ăn gì?

Khác biệt so với trĩ nội, các búi trĩ ngoài nằm ở ngoài rìa ống hậu môn, bên dưới đường lược nên có thể quan sát từ bên ngoài. Vậy chế độ ăn uống dành cho bệnh nhân bị trĩ nội liệu có khác biệt đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại?

Giải đáp cho thắc mắc này, chuyên gia các bệnh lý thuộc vùng hậu môn trực tràng cho biết, thực ra nguyên nhân bệnh trĩ và bệnh trĩ ngoại là như nhau, đều là do thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt dẫn đến. Như vậy, thực phẩm tốt đối với bệnh nhân bị trĩ nội thì cũng tốt đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại.

Như vậy, các thực phẩm tốt cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại cũng là: Uống nhiều nước, từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày; ăn nhiều chất xơ có trong hoa quả và rau xanh; bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt và magie…

Bệnh trĩ kiêng ăn gì?

Bệnh trĩ kiêng ăn gì

Bên cạnh những thực phẩm được khuyến khích, người bị bệnh trĩ nên kiêng các chất sau:

Kiêng ăn muối: Muối có khuynh hướng giữ nước, làm các mạch máu trương căng và khiến triệu chứng trĩ khó chịu hơn.

Kiêng ăn thức ăn nhiều gia vị như ớt, hành, hồ tiêu… Các gia vị này làm kích ứng niêm mạc dạ dày, gây khó chịu cho bệnh nhân khi phân đi qua hậu môn.

Đồ uống chứa chất kích thích như cà phê, rượu, nước ngọt có gas … vừa gây kích thích cho tiêu hóa vừa tăng áp lực lên khung ruột.

Không ăn đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và chất béo vì gây khó tiêu và nóng trong, bệnh trĩ sẽ nặng hơn.

Kiêng bánh mì, cơm tấm, sữa và đồ ăn ngọt vì chúng làm gia tăng phản ứng ngứa hậu môn và gây táo bón.

Lưu ý: Bệnh cạnh những lưu ý về người bị bệnh trĩ nên ăn gì và kiêng gì, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và làm việc phù hợp, để làm tình trạng bệnh không nặng thêm.

Theo đó, bệnh nhân trĩ nên tập thói quen đi đại tiện vào một giờ cố định, tránh đứng hoặc ngồi quá lâu, vận động nhẹ nhàng ít 30 phút mỗi ngày với hoạt động như đi bộ, bơi lội yoga… giúp tình trạng trương căn của các búi trĩ thuyên giảm; vệ sinh hậu môn sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau mỗi lần đi vệ sinh để phòng ngừa viêm nhiễm; không mang vác vật nặng vì sẽ làm gia tăng áp lực lên thành hậu môn…