Triệu chứng bệnh trĩ: Tổng hợp dấu hiệu biểu hiện bệnh trĩ (Nội ngoại)

Theo thống kê, số bệnh nhân đang mắc bệnh trĩ hiện nay không hề nhỏ, chiếm trên 50% dân số Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó lại không ý thức được mình mắc bệnh, đã để trĩ ngày càng trở nên trầm trọng, đe dọa xảy ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Vậy làm sao để mình phát hiện được những dấu hiệu bệnh trĩ và triệu chứng bệnh trĩ (nội ngoại). Bài viết của bác sĩ chuyên khoadưới đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp các bạn biết được bệnh trĩ là gì và những biểu hiện của bệnh trĩ để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là sự suy yếu của thành tĩnh mạch hậu môn do phải chịu áp lực trong thời gian dài, chúng phình lên và sa xuống hình thành nên các búi trĩ hậu môn. Dựa theo vị trí xuất hiện của các búi trĩ mà người ta chia bệnh thành 3 dạng: Trĩ nội nếu các búi trĩ xuất hiện ở bên trên đường lược và không nhìn thấy được từ bên ngoài, trĩ ngoại nếu các búi trĩ xuất hiện ở bên dưới đường lược và có thể nhìn thấy từ bên ngoài và trĩ hỗn hợp nếu cả hai dạng búi trĩ trên cùng xuất hiện.

Bệnh trĩ thường tập trung ở những đối tượng ngồi lâu trong một thời gian dài, ít vận động như lái xe, thợ may, nhân viên văn phòng…những người có thói quen sinh hoạt và làm việc không tốt như: Tiêu chảy, táo bón kéo dài, đi ngoài lâu và hay rặn khi đi ngoài…; phụ nữ mang thai, người già hoặc trẻ nhỏ cũng là những đối tượng hay bị bệnh trĩ.

Triệu chứng bệnh trĩ khi xuất hiện

Các triệu chứng bệnh trĩ khi xuất hiện bao gồm trĩ nội trĩ ngoại

Những dấu hiệu bệnh trĩ và triệu chứng được liệt kê chi tiết dưới đây.

Cháy máu khi đi ngoài: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ đầu tiên

Ở giai đoạn đầu, hiện tượng chảy máu rất kín đáo, bệnh nhân chỉ có thể nhận thấy một chút máu thấm vào phân khi đi cầu hoặc máu có lẫn với giấy vệ sinh khi lau.

Khi bệnh chuyển nặng hơn, người bệnh bị táo bón kéo dài, máu sẽ chảy từng giọt hoặc thành tia.

Ở giai đoạn nặng của bệnh trĩ (3 và 4) hiện tượng chảy máu thường xuyên hơn ngay cả khi ngồi xổm.

Bệnh nhân bị chảy máu nhiều dẫn đến thiếu máu và các vấn đề về sức khỏe kèm theo như: Choáng, ngất xỉu, cơ thể mệt mỏi, xanh xao…

Búi trĩ sa ra ngoài là triệu chứng của bệnh trĩ

Sa búi trĩ xuất hiện ở trĩ ngoại ngay từ giai đoạn 1 và trĩ nội từ giai đoạn 2 trở đi.

Ở giai đoạn 2 của trĩ nội, các búi trĩ sẽ lòi ra nếu bệnh nhân rặn khi đi ngoài nhưng có thể tự co lại.

Khi trĩ nội chuyển sang giai đoạn 3, các búi trĩ lòi ra thường xuyên hơn ngay cả khi hắt xì hơi hoặc vận động mạnh. Bệnh nhân phải dùng tay mới đẩy lên được.

Khi đến giai đoạn 4, các búi trĩ thường trực lòi ra ngoài khiến bệnh nhân luôn trong trạng thái khó chịu, không còn cách nào khác là phải tiến hành cắt trĩ.

Các biểu hiện của bệnh trĩ khác khi xuất hiện

Ngứa ngáy hậu môn: Búi trĩ nội thường không gây đau nhưng gây cộm, vướng và ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

Chảy dịch nhầy ở hậu môn: Sự xuất hiện của các búi trĩ khiến cơ vòng hậu môn khó khép lại, lớp niêm mạc hậu môn chảy ra dịch nhầy, gây viêm.

Triệu chứng toàn thân: Bệnh nhân bị trĩ nặng kéo dài, khó có thể tập trung vào bất cứ việc gì, hay cáu gắt, công việc và học tập bị gián đoạn.

Dấu hiệu bệnh trĩ Nội và trĩ ngoại được phát hiện như nào?

Dấu hiệu bệnh trĩ khi xuất hiện

Bạn đang có nghi ngờ mình bị bệnh trĩ nhưng không biết là mình bị bệnh trĩ dạng nào, ở mức độ nặng hay nhẹ. Bạn có thể phát hiện dấu hiệu bệnh trĩ nội và ngoại qua những thông tin sau:

Đối với trĩ nội: Do vị trí xuất hiện của các búi trĩ nội không chứa cảm giác nên bệnh nhân không thể cảm nhận được gì cả ngoài hiện tượng chảy máu mỗi khi đi vệ sinh, tiêu chảy và táo bón luôn thường trực. Ở giai đoạn nặng, các búi trĩ xuất hiện và lòi hẳn ra bên ngoài hậu môn thì mới dễ nhận biết.

Đối với trĩ ngoại: Búi trĩ ngoại xuất hiện ở bên ngoài hậu môn nên có thể sờ thấy rõ ràng. Ngoài ra, đây là nơi chứa các cảm giác nên bệnh nhân sẽ thấy vướng víu khó chịu ở hậu môn khi xuất hiện cục thịt thừa, nhiều khi là cảm giác đau khi đi ngoài, đau khi các búi trĩ bị va chạm mạnh hoặc do thuyên tắc búi trĩ.

Đối với trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp thường xuất hiện khi trĩ nội, trĩ ngoại ở mức độ nặng (cấp độ 3 và 4) thì sẽ xuất hiện thêm các búi trĩ trên hoặc dưới đường lược…

Nhận biết bệnh trĩ không chỉ qua các biểu hiện của bệnh trĩ hay triệu chứng bệnh trĩ nội ngoại ra bên ngoài của bệnh mà còn qua công tác tiến hành soi hậu môn trực tràng. Khi soi hậu môn trực tràng, bác sĩ sẽ thấy rõ sự xuất hiện của các búi trĩ ở ngoài lẫn trong hậu môn, đồng thời biết được cấp độ nặng nhẹ của bệnh trĩ. Ngoài ra, soi trực tràng còn có thể giúp bệnh nhân phát hiện các vết nứt hậu môn, ung thư trực tràng, đại tràng,…

Bài viết liên quan:

Biến chứng của bệnh trĩ gây đến sức khỏe của người bệnh

Biến chứng của bệnh trĩ

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh bao gồm:

Tắc mạch hậu môn: Xảy ra khi các búi trĩ ngoại phình to quá mức, gây tắc mạch hậu môn. Tắc mạch hậu môn trầm trọng, có thể vỡ các búi trĩ, gây xuất huyết máu…

Nghẹt búi trĩ: Bệnh trĩ ở giai đoạn muộn, các búi trĩ bị sa bên ngoài hậu môn, không thể nhét vào, dẫn đến nghẹt búi trĩ.

Viêm nhiễm hậu môn: Hậu môn bị viêm nhiễm thì khi soi sẽ thấy các u nhú bị phù nề, cảm giác nóng rát, khả năng giãn nở của các cơ co thắt kém và hậu môn rất đau. Vị trí viêm thường gặp nhiều là viêm các u nhú và viêm khe hậu môn.

Các lời khuyên hữu ích từ chuyên gia

Bệnh trĩ tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng có ảnh hưởng trầm trọng đến quá trình sinh hoạt và làm việc, làm giảm hiệu quả và năng suất lao động cùng niềm vui sống của bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân mắc trĩ nên phát hiện bệnh từ sớm để có những can thiệp kịp thời, chữa bệnh dứt điểm.

Trĩ ở mức độ nhẹ hoàn toàn có thể thuyên giảm nếu bạn điều chỉnh những tật xấu cố hữu, là nguyên nhân bệnh trĩ. Lời khuyên dành cho bệnh nhân như sau:

Rửa sạch hậu môn bằng nước muối ấm mỗi ngày và sau mỗi lần đi vệ sinh

Ăn nhiều chất xơ có trong rau xanh và hoa quả, hạn chế ăn đồ ăn cay nóng và các chất kích thích khác…

Tập thể dục đều đặn hàng ngày giúp cho máu huyết nơi búi trĩ hậu môn lưu thông, thuyên giảm tình trạng bệnh.

Dành thời gian giữa giờ làm việc để đi lại, tránh đứng lâu, ngồi nhiều…

khám bệnh trĩ ở đâu