Có nhiều cách chữa bệnh trĩ khác nhau tùy vào từng cấp độ bệnh lý. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp về các cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nếu bạn đang mắc phải căn bệnh này hoặc muốn phòng tránh bệnh trĩ hiệu quả thì đừng bỏ lỡ nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tổng hợp cách chữa bệnh trĩ hiệu quả
Cách chữa bệnh trĩ còn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh lý. Ở giai đoạn bệnh còn nhẹ có thể áp dụng một số phương pháp điều trị bệnh trĩ tại nhà, trường hợp bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng phải phẫu thuật mổ cắt trĩ.
Chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
Trong rau diếp cá chứa thành phần Quercetin có tác dụng bảo vệ thành mạch hiệu quả. Rau diếp cá cũng có tác dụng kháng viêm, kháng sinh, tiêu viêm, chống viêm nhiễm.
Rau diếp cá có thể dùng để chữa trị bệnh trĩ theo những cách sau:
- Ăn rau diếp cá: Rửa sạch rau diếp cá, ngâm với nước muối loãng, vớt ra cho ráo nước sau đó ăn sống mỗi ngày.
- Đắp hậu môn bằng rau diếp cá: Dùng rau diếp cá rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối sau đó đắp lên hậu môn từ 15 – 20 phút. Trước khi đắp cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
- Xông hậu môn: Rau diếp cá rửa sạch, đun sôi cùng 1,5 lít nước rồi dùng để xông hậu môn. Khi nước nguội dùng để rửa lại hậu môn, lấy bã đắp vào hậu môn 10 – 15 phút.
Chữa bệnh trĩ bằng rau thiên lý
Rau thiên lý có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giảm chảy máu, giảm chảy máu…do chứa các thành phần như: vitamin A, C1, B2, PP, caroten, đạm, tinh bột, sắt, cacilmin…
Dùng rau thiên lý có thể chữa trị bệnh trĩ theo cách sau:
- Dùng rau thiên lý nấu thành canh ăn hàng ngày hoặc chế biến thành nước ép rau thiên lý để uống.
- Rau thiên lý rửa sạch, giã nát cùng vài hạt muối sau đó đắp lên hậu môn từ 20 – 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày trong vòng 1 tháng để mang lại kết quả.
Chữa bệnh trĩ bằng đu đu xanh
Trong trái đu đủ chứa các thành phần dưỡng chất như: vitamin A, C, B1, B2, kali, canxi, magie, sắt, riboflavin, tính hàn…nên giúp kháng viêm, tiêu độc, giảm táo bón, khiến búi trĩ teo dần.
Bạn có thể chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh theo những cách sau:
- Lấy trái đu đủ xanh bổ đôi, để nguyên nhựa sau đó buộc úp lên 2 cẳng chân và để qua đêm. Nhựa từ trái đu đủ xanh sẽ tác động đến các tĩnh mạch khiến búi trĩ co dần.
- Ngoài ra, bạn có thể dùng trái đu đủ xanh chế biến thành các món canh để ăn hàng ngày cũng giúp nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa.
Chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa
Thành phần axit béo trong dầu dừa sẽ giúp cầm máu, kháng khuẩn, co mạch, giảm đau, nhanh lên da non, tăng độ bền của tĩnh mạch, tốt cho tiêu hóa, làm trơn đường ruột, nhuận tràng…
Điều trị bệnh trĩ bằng dầu dừa được thực hiện theo những cách sau:
- Dùng dầu dừa để chế biến món ăn hàng ngày hoặc uống trực tiếp 2 – 3 thìa cà phê dầu dừa mỗi ngày giúp tiêu hóa hiệu quả, tránh táo bón.
- Điều trị bệnh trĩ ngoại: Sau khi vệ sinh hậu môn sạch sẽ dùng dầu dừa bôi lên búi trĩ, hậu môn sẽ giúp giảm viêm nhiễm, se các búi trĩ.
- Điều trị bệnh trĩ nội: Dùng dầu dừa cho vào các khay đá nhỏ kích thước bằng viên đạn nhỏ, để vào ngăn đá đến khi dầu dừa đông cứng lại. Vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau đó lấy 1 viên thuốc dầu dừa đặt sâu vào trong ống hậu môn rồi để qua đêm. Sáng hôm sau bạn rửa lại hậu môn bằng nước.
Chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không
Lá trầu không có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm, sát khuẩn. Tinh dầu lá trầu không giúp làm mềm thành mao mạch, hạn chế tình trạng viêm nhiễm.
Bạn có thể chữa trị theo những cách sau:
- Dùng 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun sôi cùng 1,5 – 2 lít nước sau đó xông hậu môn từ 15 – 20 phút. Khi nước chỉ còn hơi ấm dùng để rửa lại hậu môn sau đó thấm khô bằng khăn sạch. Thực hiện đều đặn mỗi tuần 2 – 3 lần.
- Dùng 7 lá trầu không, 7 hạt gấc, 7 trái bồ kết, 1 trái cau sau đó. Cau bổ thành các miếng nhỏ, các nguyên liệu khác rửa sạch sau đó cho vào cối giã nát cùng vài hạt muối. Cho các nguyên liệu này vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước nguội bớt chỉ còn hơi ấm ấm bạn dùng để ngâm hậu môn từ 10 – 15 phút. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần để đạt hiệu quả tốt .
Chữa bệnh trĩ bằng lá bỏng
Lá bỏng có vị chua, lành tính, vị mát, có khả năng kháng viêm, giải độc, tiêu viêm, kích thích lên da non, có khả năng chữa trị bệnh trĩ.
Bạn có thể dùng 6 lá bỏng và 6 gam rau sam rửa sạch, sắc thành nước uống hoặc ăn sống trực tiếp đều được.
Chữa bệnh trĩ bằng củ ấu
Trong Đông y củ ấu có tác dụng giải độc, tiêu viêm, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ do chứa tinh bột, chất béo, đường, các loại vitamin B1, B2, C, Canxi, Sắt, Mn, P…
Bạn dùng củ ấu rửa sạch, sấy khô, tán thành bột mịn sau đó trộn với dầu dừa và dầu mè tạo thành hỗn hợp dạng sệt. Dùng hỗn hợp này làm thuốc bôi lên búi trĩ mỗi ngày 3 – 4 lần.
Xông hậu môn điều trị bệnh trĩ
Các bài thuốc xông hậu môn sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn, giúp tiêu viêm, giảm sưng tấy.
Bạn có thể xông bằng các nguyên liệu như rau diếp cá, rau ngải cứu, quả sung tươi, củ nghệ… Cho các nguyên liệu trên vào đun sôi cùng 2 lít nước sau đó xông hậu môn 15 – 20 phút, rửa lại hậu môn khi nước đã nguội bớt và thấm khô bằng khăn sạch.
Biện pháp chích xơ
Chích xơ thường áp dụng trong điều trị bệnh trĩ nội ở những giai đoạn đầu.
Biện pháp này sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến búi trĩ, giảm chảy máu, búi trĩ bị xơ cứng và teo dần. Phương pháp này thực hiện khá nhanh chóng, đơn giản nhưng cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ tay nghề cao mới mang lại hiệu quả.
Phẫu thuật cắt trĩ bằng PPT – HCPT
Phương pháp này áp dụng đối với những trường hợp búi trĩ đã lớn, bệnh phát triển đến giai đoạn cuối. Đây là phương pháp được các bác sĩ đánh giá khá cao do hiệu quả, triệt để và hạn chế tái phát.
- Phương pháp PPT: Bác sĩ sẽ dùng máy kẹp để dồn các búi trĩ vào trong ống của máy, siết chặt sau đó cắt và khâu búi trĩ một cách nhanh chóng.
- Phương pháp HCPT: Bác sĩ sẽ dùng sóng điện cao tần ở nhiệt độ 70 – 80 độ C để làm máu bị đông lại gây thắt mạch máu. Tiếp theo bác sĩ sẽ cắt bỏ búi trĩ một cách nhanh chóng, chính xác. Ưu điểm của phương pháp này là dùng dòng điện cao tần thay thế cho dao mổ, đảm bảo tính chính xác, hạn chế tối đa vùng da bị tổn thương.
Đây là phương pháp hiệu quả, triệt để nhưng tương đối phức tạp nên đòi hỏi phải thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao và có kinh nghiệm.
Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Tây
Các loại thuốc chữa bệnh trĩ bao gồm thuốc uống, thuốc bôi và thuốc đặt hậu môn:
- Thuốc uống chủ yếu bao gồm các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau để giảm tình trạng đau đớn, viêm nhiễm, giúp cầm máu tốt hơn.
- Thuốc bôi hậu môn giúp giảm đau, tiêu sưng, tiêu viêm, sát khuẩn, làm bền thành mạch.
- Thuốc đặt dùng để đưa sâu vào trong hậu môn, thuốc sẽ tan dần ra và ngấm trực tiếp vào hậu môn, phát huy hiệu quả nhanh chóng.
Bạn cần dùng thuốc theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ tránh tình trạng tự ý mua thuốc về uống và điều trị tại nhà. Sử dụng thuốc tùy tiền còn có thể làm bệnh phát triển nặng hơn.
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Ăn uống khoa học, đủ chất, chú ý bổ sung đầy đủ chất xơ qua rau xanh, trái cây tươi để hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, hạn chế táo bón. Uống nhiều nước, đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày là cách giúp phân hình thành mềm, nhỏ và dễ đào thải hơn.
Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu nước phân sẽ khô, cứng, to và khó đào thải hơn. Hạn chế các loại đồ uống có gas, chứa nhiều đường, rượu, bia, thức uống chứa cồn. Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, cay nóng, dễ gây kích thích tới hậu môn.
Tập luyện thể dục thể thao
Mỗi ngày bạn nên dành ra ít 30 phút để tập luyện thể dục thể thao, giúp nâng cao sức đề kháng, máu tăng cường lưu thông, giúp điều trị búi trĩ hiệu quả hơn. Bạn nên chú trọng các bộ môn như yoga, đi bộ…
Chườm đá lạnh lên hậu môn
Dùng đá lạnh chườm lên hậu môn sẽ làm tê các tại đây, giảm đau hiệu quả, hỗ trợ làm co búi trĩ.
Mỗi ngày bạn dùng đá lạnh bọc vào 1 tấm khăn sạch sau đó chườm lên hậu môn, búi trĩ mỗi ngày 3 – 4 lần. Trước khi chườm đá bạn cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ để phát huy hiệu quả tối đa.
Ngâm hậu môn trong nước ấm
Cách làm này sẽ giúp giảm bớt cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, đau đớn do bệnh trĩ gây ra, tăng cường lưu thông máu, người bệnh sẽ thoải mái, thư giãn hơn. Để đạt hiệu quả cao hơn bạn có thể thêm chút muối vào nước. Ngoài ra, cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ trước khi ngâm để tránh đưa vi khuẩn vào sâu hơn.
Tuy nhiên, bệnh trĩ nặng không nên điều trị tại nhà: Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên hầu như chỉ có tác dụng đối với những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ mới hình thành, có kích thước nhỏ.