Bàng quang còn được gọi là bóng đái, nơi chứa nước tiểu trước khi ra khỏi cơ thể bệnh viêm bàng quang ở nam giới xảy ra đột ngột. Các triệu chứng viêm bàng quang khi xuất hiện như đau rát khi tiểu tiện, đi tiểu nhiều, đau ở niệu đạo… Bệnh được chia ra làm 2 giai đoạn đó là viêm bàng quang mãn tính và cấp tính. Bệnh viêm bàng quang thường gặp ở nam giới có độ tuổi trung niên khi mà sức đề kháng của họ đã kém lúc này bệnh sẽ phát triển nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số thông tin tổng quan về bệnh viêm bàng quang, bao gồm nguyên nhân, triệu chứng biểu hiện dấu hiệu và cách điều trị sẽ được các chuyên gia khám nam khoa giới thiệu đến các bạn.
..
Bệnh viêm bàng quang chia làm 2 loại
Viêm bàng quang cấp tính là giai đoạn đầu của nhiễm trùng đường tiết niệu, những biểu hiện của viêm bàng quang cấp tính đến rõ ràng và đột ngột, làm cho sức khỏe bệnh nhân bị suy kiệt nhanh chóng.
Viêm bàng quang mãn tính do không được điều trị hoặc điều trị không triệt để dẫn đến. Bệnh ở giai đoạn này không còn có những biểu hiện đột ngột và rõ ràng như giai đoạn cấp tính nhưng đe dọa nhiều mối nguy hiểm hơn cho sức khỏe.
Nguyên nhân viêm bàng quang ở nam, nữ
Nguyên nhân viêm bàng quang ở nam giới
Do vi khuẩn: Vi khuẩn là nguyên nhân viêm bàng quàng. Trong đó, hầu hết các trường hợp bị đều do vi khuẩn E.coli tồn tại ở đường ruột gây ra. Chúng vô hại ở đường ruột nhưng bằng cách nào đó đã xâm nhập được vào bàng quang và gây hại.
Hóa chất gây nên: Xà phòng tắm, bao cao su, hoặc dung dịch khử khuẩn bộ phận sinh dục … thường có lượng lớn các chất hóa học, có thể gây dị ứng cho bộ phận sinh dục của nam giới mà bàng quang là bộ phận đầu tiên bị ảnh hưởng. Đây là một trong những nguyên nhân bệnh viêm bàng quang khá phổ biến.
Sử dụng ống thông tiểu là một dụng cụ y tế có tác dụng đưa chất thải ra ngoài cơ thể, thường dùng trong quá trình điều trị nội khoa hoặc can thiệp ngoại khoa. Sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài, gây kích ứng bàng quang sẽ làm tăng nguy cơ viêm bàng quang.
Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị như thuốc hóa trị ung thư, thuốc kháng sinh,… có thể làm yếu hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra bệnh viêm bàng quang ở nam giới. Nếu ngừng sử dụng các loại thuốc này, các triệu chứng của viêm bàng quang có thể giảm dần và hết.
Viêm bàng quang kẽ đặc trưng bởi tình trạng đau bàng quang mãn tính, không do vi khuẩn gây ra mà là do khiếm khuyết có sẵn trong cấu trúc bàng quang dẫn đến.
Do sỏi bàng quang và tuyến tiền liệt ở nam giới mở rộng: Sỏi bàng quang và phì đại tuyến tiền liệt là hai bệnh nam khoa thường gặp gây ra viêm bàng quang nam giới. Sự xuất hiện của sỏi trong bàng quang sẽ làm niêm mạc bàng quang bị tổn thương, sưng nề, lâu dần gây viêm loét bàng quang và hình thành viêm bàng quang. Còn kích thước tuyền tiền liệt mở rộng sẽ chèn ép và gây kích thích cho bàng quang, tạo điều kiện cho viêm bàng quang phát sinh.
Ngươi bệnh bị suy giảm hệ thống miễn dịch có tỉ lệ mắc cao ở những nam giới bị HIV/AIDS hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư, thường có hệ thống miễn dịch bị suy giảm. Những người này không chỉ có nguy cơ bị viêm bàng quang mà còn có nguy cơ mắc nhiều vấn đề về sức khỏe khác.
Do tổn thương và kích ứng đường tiết niệu: Đường tiết niệu của bệnh nhân bao gồm các bộ phận bàng quang, niệu đạo, thận. Một khi đường tiết niệu gặp vấn đề, bác sĩ sẽ tiến hành thủ thuật đặt ống thông niệu đạo, gây kích ứng đường tiết niệu sẽ dẫn tới viêm niệu đạo và viêm bàng quang.
Nguyên nhân viêm bàng quang ở nữ giới
Sử dụng thuốc tránh thai: Thuốc tránh thai có tác dụng phụ là cản trở sự bài tiết của hệ tiết niệu, làm mất cân bằng hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục, tiết niệu, dẫn đến viêm bàng quang ở nữ giới.
Đang mang thai: Chị em mang thai có sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ chèn ép lên đường tiểu, gây kích ứng bàng quang, là nguyên nhân khiến cho viêm bàng quang ở nữ giới khởi phát.
Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ: Chị em không chú ý đến vấn đề vệ sinh vùng kín hàng ngày, bỏ qua công tác vệ sinh trước và sau khi quan hệ tình dục dễ bị viêm bàng quang.
Sử dụng vòi hoa sen xịt thẳng vào âm đạo: Đây là cách vệ sinh vùng kín sai lầm thường gặp ở nữ giới. Nước vệ sinh từ vòi sen xịt thẳng vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng độ pH ổn định của âm đạo, gây ra viêm bàng quang.
Thay đổi nội tiết tố nữ: Ở phụ nữ, thay đổi nội tiết tố nữ thường xuất hiện vào thời kỳ mang thai hoặc mãn kinh, chị em ở giải đoạn này có nguy cơ cao bị viêm bàng quang.
Vị trí đường tiểu: Đường dẫn nước tiểu ở nữ ngắn hơn so với nam giới, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ hậu môn di chuyển dễ dàng lên bàng quang gây ra viêm bàng quang.
Mặc quần áo bó sát: Chị em có thói quen mặc quần áo chật và bó sát, làm tăng nhiệt độ cơ thể và khiến vùng kín luôn trong trạng thái ẩm và kín, là môi trường thích hợp cho vi khuẩn phát sinh, dẫn đến viêm bàng quang.
Dấu hiệu, biểu hiện, triệu chứng viêm bàng quang chi tiết
Các triệu chứng viêm bàng quang ở nam giới khá rõ nét xong lại dễ gây nhầm lẫn với các bệnh viêm nhiễm bệnh nam khoa khác. Biết được các dấu hiệu của bệnh viêm bàng quang sẽ giúp cánh mày râu chủ động hơn trong phát hiện và điều trị bệnh.
Nước tiểu đục: Nước tiểu của một người khỏe mạnh bình thường sẽ có màu trong hoặc hơi vàng. Tuy nhiên, nước tiểu của bệnh nhân bị viêm bàng quang thường lẫn với mủ, sẽ chuyển sang màu đục, đây là một trong những triệu chứng viêm bàng quang điển hình.
Có máu trong nước tiểu: Trong trường hợp bàng quang bị tổn thương, xuất huyết thì máu có thể theo đường tiểu ra ngoài, dẫn đến hiện tượng có máu xuất hiện trong nước tiểu.
Nước tiểu có mùi hôi: Vi khuẩn sinh sôi và phát triển không kiểm soát trong bàng quang khi theo dòng nước tiểu ra ngoài không chỉ khiến màu mà còn cả mùi của nước tiểu biến đổi, nước tiểu thường có mùi hôi khó chịu.
Mót tiểu: Bệnh nhân viêm bàng quang luôn cảm thấy mót tiểu, lúc nào cũng cảm thấy tiểu tiện không hết, mặc dù mỗi lần đi tiểu chỉ có một ít lượng nước tiểu nhỏ ra ngoài.
Tiểu đêm, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu: Vi khuẩn tồn tại trong bàng quang làm tổn thương đến lớp niêm mạc của bàng quang, gây ra cảm giác tiểu tiện bất thường, thường là đau và đi tiểu buốt. Đây là những biểu hiện viêm bàng quang thường thấy ở bệnh nhân, gây ra nhiều khó chịu và phiền toái.
Khó tiểu, tức bụng dưới: Bệnh nhân bị viêm bàng quang sẽ cảm thấy mót tiểu nhưng không thể đi tiểu được kèm theo cảm giác đau tức vùng bụng dưới.
Cách chữa và điều trị viêm bàng quang
Có 3 cách điều trị viêm bàng quang đang được áp dụng đều mang lại hiệu quả cho mọi đối tượng bệnh như sau:
Điều trị viêm bàng quang thông thường
Bệnh nhân bị viêm bàng quang không do vi khuẩn gây ra có thể áp dụng cách điều trị viêm bàng quang thông thường tại nhà như sau:
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường, tránh lao động và làm việc quá nặng
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung thực phẩm lợi tiểu, tránh những đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh…
Bảo đảm ít 2 lít nước mỗi ngày bao gồm nước lọc, nước canh và nước hoa quả để thanh lọc đường tiểu.
Tránh các chất gây kích thích bàng quang như bia, rượu, đồ uống chứa gas, đồ uống chứa cồn…
Khi người bệnh có các triệu chứng kích thích bàng quang rõ rệt thì có thể hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng thuốc chống co thắt bàng quang nhằm làm giảm triệu chứng.
Chữa viêm bàng quang bằng thuốc
Điều trị bằng kháng sinh: Thuốc kháng sinh điều trị viêm bàng quang do vi khuẩn gây ra. Bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc kháng sinh đặc trị, căn cứ vào loại và lượng vi khuẩn có trong nước tiểu để có phác đồ điều trị bằng kháng sinh cụ thể. Bệnh nhân cần bảo đảm sử dụng hết thuốc kháng sinh được kê đơn, ngay cả khi các triệu chứng của viêm bàng quang đã khỏi hẳn.
Trong quá trình điều trị, nếu việc sử dụng kháng sinh không đạt hiệu quả, các dấu hiệu của viêm bàng quang không khỏi thì bác sĩ sẽ dựa trên kết quả làm kháng sinh đồ để chỉ định một loại kháng sinh khác.
Điều trị bằng thuốc Đông y chủ yếu là do thấp nhiệt uất ở bàng quang gây nên. Do đó, điều trị viêm bàng quang bằng thuốc Đông y chủ yếu là thanh nhiệt, lợi thấp, lợi tiểu, thông lâm là chính.
Các bài thuốc Đông y khác nhau sẽ phù hợp với từng cơ địa bệnh nhân và mức độ bệnh lý. Do đó, bệnh nhân muốn sử dụng thuốc Đông y điều trị viêm bàng quang cần sự tư vấn của các lương y uy tín.
Điều trị viêm bàng quang bằng tiểu phẫu
Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp viêm bàng quang do tắc nghẽn cổ bàng quang hoặc sỏi bàng quang.
Nếu sau phẫu thuật mà các triệu chứng của viêm bàng quang tiếp tục tấn công không kiểm soát, bệnh nhân kèm theo các triệu chứng đau lưng, sốt… thì có khả năng nhiễm trùng vẫn chưa hết hoặc viêm bàng quang đã lây lan lên thận, bệnh nhân cần quay lại phòng khám đã thực hiện tiểu phẫu để tái khám.
Điều trị bằng liệu pháp tâm lý
Điều trị viêm bàng quang bằng liệu pháp tâm lý thường được áp dụng khi bệnh nhân bị viêm bàng quang thần kinh, không do vi khuẩn gây ra. Theo đó, bác sĩ khuyên bệnh nhân nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh những áp lực không đáng có và giải tỏa tâm lý. Việc luyện tập những bài tập thể dục thể thao vừa sức, nhằm làm giảm mức độ hoạt động của bàng quang cũng có tác dụng hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh viêm bàng quang, nếu vẫn còn vấn đề gì chưa hiểu bạn có thể gửi câu hỏi đến bác sĩ ngay dưới đây!