Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa khỏi được không?

Chữa bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ em là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Vậy bệnh giang mai bẩm sinh có chữa khỏi được không? Hãy tham khảo các thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không?

bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không

Nguyên nhân gây bệnh giang mai bẩm sinh

Bệnh giang mai bẩm sinh là trường hợp mắc bệnh giang mai ở trẻ nhỏ, do lây nhiễm từ mẹ sang trong quá trình mang thai hoặc trong quá trình sinh đẻ.

  • Trong quá trình mang thai, mẹ mắc bệnh giang mai lây truyền cho con thông qua nhau thai.
  • Trong quá trình sinh thường, con đi qua đường âm đạo ra ngoài, tiếp xúc với sản dịch chứa xoắn khuẩn giang mai nên mắc bệnh giang mai bẩm sinh.

Dấu hiệu trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh

Triệu chứng bệnh giang mai ở trẻ em gồm 2 giai đoạn gồm: giai đoạn sớm và giai đoạn muộn.

Giang mai bẩm sinh giai đoạn sớm

Giang mai bẩm sinh xuất hiện sớm trong hai năm đầu đời của trẻ.

  • Trẻ bị các nốt phỏng nước ở lòng bàn chân, bàn tay, da phổng và sần, sổ mũi kéo dài.
  • Khe nứt ở miệng, hậu môn…
  • Chứng sổ mũi, mủ và máu do loét xương sụn ở mũi
  • Loét họng làm trẻ khóc trầm khàn, lạ tai…
  • Gan to, rắn và xơ hóa, lách to, viêm thận, viêm tinh hoàn, viêm màng não và viêm thị giác, thiếu máu…

Giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn

Tổn thương giang mai giai đoạn muộn bắt đầu ở những năm thứ ba của trẻ với các biểu hiện:

  • Mắc các vấn đề về xương khớp, cụ thể là xương biến dạng, hình lưỡi kiếm cong, viêm xương giang mai.
  • Trẻ bị các tổn thương ở mắt, tai, răng như viêm giác mạc gây mù mắt, viêm tai gây điếc, viêm răng…

Lưu ý: Trẻ hiếm khi xuất hiện các tổn thương da và niêm mạc nên giang mai bẩm sinh giai đoạn muộn ít có khả năng lây truyền.

Cách chữa khỏi giang mai bẩm sinh

Chẩn đoán giang mai bẩm sinh ở trẻ được tiến hành bằng xét nghiệm phản ứng RPR của máu.

  • Nếu RPR cho kết quả âm tính thì bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm lại mỗi 1 tháng, ba tháng và sáu tháng để chắc chắn rằng trẻ không mắc bệnh giang mai bẩm sinh.
  • Nếu RPR trong máu cho kết quả dương tính thì cần phải tiến hành xét nghiệm tiếp tục 8 tháng liên tiếp (để loại trừ trường hợp giả dương tính) thì mới có thể chắc chắn trẻ mắc bệnh giang mai và cần được điều trị.
  • Trong trường hợp mẹ mới bắt đầu được điều trị giang mai 4 tuần trước khi sinh hoặc mẹ chưa từng điều trị giang mai thì có thể tiến hành điều trị giang mai bẩm sinh luôn cho trẻ (điều trị dự phòng giang mai).

Điều trị bệnh giang mai bẩm sinh cho trẻ được chỉ định bằng thuốc kháng sinh đặc trị. Bác sĩ sẽ căn cứ vào thời gian phát bệnh giang mai, mức độ bệnh (giang mai bẩm sinh sớm, giang mai bẩm sinh muộn) tình trạng sức khỏe của trẻ để đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc.

Mẹ của bé mắc bệnh giang mai bẩm sinh phải hướng dẫn bé tuân thủ chặt chẽ sự chỉ định của bác sĩ về quy trình điều trị giang mai bằng thuốc, tránh các biến chứng có thể xảy ra.

Kết luận: Như vậy, bệnh giang mai bẩm sinh hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, việc điều trị giang mai bẩm sinh không thể khắc phục được các biến chứng giang mai đã phát sinh ở trẻ nhỏ. Do đó, điều quan trọng là bạn phải phát hiện và điều trị giang mai bẩm sinh càng sớm càng tốt, trước khi bệnh gây ra các tổn thương vĩnh viễn về xương khớp, mắt, tạng phủ… cho trẻ.